Mua nhà đất bằng giấy tờ tay, vi bằng có rủi ro như thế nào?

Trên thị trường, nhiều giao dịch nhà đất được thực hiện bằng giấy tờ viết tay, vi bằng. Vậy, những rủi ro nào có thể gặp phải khi thực hiện giao dịch nhà đất bằng giấy tờ tay, vi bằng?

Rủi ro khi mua nhà đất bằng giấy tờ tay, vi bằng như thế nào

Mua nhà đất bằng giấy tờ tay, vi bằng tiềm ẩn nhiều rủi ro.

36.net.vn xin chia sẻ với quý vị và các bạn kinh nghiệm nhỏ hữu ích về việc mua nhà đất bằng giấy tay, vi bằng có rủi ro như thế nào? 

1. Giất tờ tay và vi bằng là gì?

Giấy tờ tay là các văn bản viết tay giữa bên mua và bên bán, không có xác nhận của cơ quan công chứng hoặc chứng thực hợp pháp.

Vi bằng là văn bản ghi nhận sự kiện, hành vi được Thừa phát lại lập, ghi lại việc giao nhận tiền, trao đổi tài sản... Tuy nhiên, vi bằng không phải là hợp đồng chuyển nhượng và không có giá trị thay thế công chứng.

>> Nhiều người vẫn tin rằng mua nhà qua vi bằng là an toàn – nhưng sự thật là đây là một cách “lách luật” tiềm ẩn rất nhiều rủi ro.

2. Pháp luật quy định ra sao?

Theo Luật Đất đai và Bộ luật Dân sự, mọi giao dịch chuyển nhượng quyền sử dụng đất bắt buộc phải công chứng hoặc chứng thực. Nếu không, giao dịch không đủ điều kiện pháp lý để được công nhận.

Điều đáng lưu ý là: Pháp luật nghiêm cấm lập vi bằng đối với các giao dịch mua bán nhà đất. Việc ghi nhận “giao tiền” không đồng nghĩa với việc sở hữu bất động sản.

3. Rủi ro khi mua nhà đất bằng giấy tờ tay, vi bằng

- Nhà đất không đủ điều kiện pháp lý:

+ Xây dựng trái phép trên đất nông nghiệp

+ Chưa có sổ đỏ, hoặc sổ đang thế chấp ngân hàng

+ Chủ sở hữu thật không tham gia giao dịch

-> Rất dễ bị cưỡng chế tháo dỡ, phát mãi hoặc mất trắng nếu xảy ra tranh chấp.

- Vi bằng không có giá trị chuyển nhượng:

+ Vi bằng chỉ ghi nhận việc giao tiền, không phải hợp đồng mua bán.

+ Không đảm bảo quyền sở hữu cho người mua.

+ Dễ bị kẻ gian lợi dụng để bán 1 mảnh đất cho nhiều người.

- Dễ bị lừa, khó khởi kiện:

+ Giấy tờ tay không có công chứng -> khó chứng minh nếu xảy ra tranh chấp.

+ Người bán có thể chối bỏ nghĩa vụ, dẫn đến kiện tụng kéo dài.

4. Làm sao để tránh rủi ro?

- Chỉ mua nhà đất có sổ đỏ rõ ràng

- Giao dịch tại văn phòng công chứng

- Kiểm tra kỹ hồ sơ pháp lý: tình trạng đất, quy hoạch, thế chấp...

- Tuyệt đối không tin vào lời quảng cáo “giá rẻ, mua vi bằng vẫn an toàn”

5. Kết luận

Mua nhà đất bằng giấy tờ tay, vi bằng là cực kỳ rủi ro nếu bạn không hiểu rõ pháp lý. Dù có thể rẻ hơn, nhưng hậu quả có thể là mất trắng cả tiền và tài sản.

>> Hãy nhớ: Tiền còn trong túi là tiền của bạn – ra khỏi tay rồi thì mọi chuyện có thể rất khó lường!

Bán đất