Đặt cọc tay hay công chứng khi mua nhà đất? Chọn sai có thể mất trắng!

Hiện nay, pháp luật không bắt buộc phải công chứng hợp đồng đặt cọc khi mua bán nhà đất. Tuy nhiên, nếu chọn sai có thể đối mặt với nhiều rủi ro, cản trở việc thực hiện quyền định đoạt tài sản là nhà đất của mình.

cong chung hop dong dat coc

Đặt cọc tay hay công chứng khi mua nhà đất?

36.net.vn xin chia sẻ với quí vị và các bạn kinh nghiệm nhỏ hữu ích về việc đặt cọc tay hay công chứng khi mua bán nhà đất để tránh rủi ro khi thực hiện quyền định đoạt tài sản nhà đất của mình. 

✅ 1. Đặt cọc mua nhà đất là gì?

Đặt cọc là việc một bên (thường là bên mua) giao cho bên kia (thường là bên bán) một khoản tiền hoặc tài sản để đảm bảo thực hiện giao dịch. Đây là bước quan trọng trong quá trình mua bán bất động sản và thường được thực hiện trước khi ký hợp đồng chuyển nhượng.

❓ 2. Pháp luật quy định thế nào về đặt cọc có công chứng?

Theo quy định hiện hành, hợp đồng đặt cọc không bắt buộc phải công chứng. Tuy nhiên, việc công chứng hay không sẽ ảnh hưởng lớn đến quyền lợi và mức độ an toàn pháp lý của cả hai bên trong giao dịch.

⚖️ 3. So sánh: Đặt cọc tay với Đặt cọc công chứng
Tiêu chí Đặt cọc tay Có công chứng
Tính pháp lý Có giá trị pháp lý nếu có bằng chứng (giấy viết tay, nhân chứng,...) Được pháp luật công nhận, có giá trị pháp lý cao hơn
Rủi ro Dễ bị chối bỏ, khó chứng minh nếu có tranh chấp An toàn, minh bạch, hạn chế tranh chấp
Xử lý khi có tranh chấp Phải kiện ra tòa, khó bảo vệ quyền lợi Được hệ thống pháp luật hỗ trợ tốt hơn
Ghi nhận trên hệ thống Không có Có ghi nhận tại hệ thống công chứng Quốc gia
4. Khi nào nên đặt cọc công chứng?

- Khi giá trị bất động sản lớn (ví dụ nhà đất trên 10 tỷ đồng)

- Khi bên mua đặt cọc số tiền lớn (vài trăm triệu đến vài tỷ đồng)

- Khi muốn đảm bảo người bán không thể bán cho người khác

- Khi cần thể hiện tính ràng buộc pháp lý mạnh mẽ

Lưu ý: Sau khi đặt cọc công chứng, nếu muốn hủy, các bên phải cùng ra hủy tại phòng công chứng hoặc có phán quyết của tòa án. Trong thời gian này, tài sản sẽ không thể chuyển nhượng cho người khác.

5. Khi nào nên đặt cọc tay?

- Giao dịch nhỏ, số tiền đặt cọc ít (dưới 100 triệu)

- Hai bên có mối quan hệ thân quen, tin tưởng

- Muốn thực hiện giao dịch nhanh, linh hoạt

- Tuy nhiên, vẫn cần lập giấy tay rõ ràng, có chữ ký của đôi bên và tốt nhất có người làm chứng để hạn chế rủi ro.

Vây, nên cọc tay hay đặt cọc có công chứng? Câu trả lời là phụ thuộc vào giá trị giao dịch và mức độ tin cậy giữa hai bên. Nếu giao dịch nhỏ, đặt cọc tay có thể chấp nhận được. Nhưng nếu giá trị lớn, tốt nhất nên đặt cọc có công chứng để bảo vệ quyền lợi và tránh rủi ro pháp lý về sau.

Bán đất