Những điều cần biết khi công chứng hợp đồng mua bán nhà đất năm 2025.
36.net.vn xin chia sẻ với quý vị và các bạn kinh nghiệm nhỏ hữu ích về Những điều quan trọng cần nắm rõ khi công chứng hợp đồng nhà đất để tránh rủi ro.
Dưới đây là những điều quan trọng người dân cần nắm rõ trước khi công chứng hợp đồng nhà đất.
1. Phải công chứng hoặc chứng thực để sang tên sổ đỏ
Theo khoản 3 Điều 27 Luật Đất đai 2024:
“Hợp đồng chuyển nhượng, tặng cho, thế chấp, góp vốn bằng quyền sử dụng đất… phải được công chứng hoặc chứng thực.”
--> Không công chứng/chứng thực = không thể làm thủ tục sang tên sổ đỏ.
2. Công chứng và chứng thực có giá trị như nhau khi sang tên
Dù người dân chọn công chứng tại văn phòng công chứng hay chứng thực tại UBND xã/phường, thì khi nộp hồ sơ sang tên, giá trị pháp lý tương đương.
Tuy nhiên, khi có tranh chấp, hợp đồng công chứng thường có tính pháp lý mạnh hơn. Vì vậy, nhiều người vẫn ưu tiên công chứng thay vì chứng thực.
3. Được tự chọn công chứng hoặc chứng thực
Người dân có thể:
- Công chứng tại Văn phòng công chứng tư nhân hoặc Nhà nước.
- Chứng thực tại UBND xã/phường nơi có đất.
-> Tùy thuộc vào điều kiện địa phương và độ tin cậy, người dân nên cân nhắc lựa chọn phù hợp.
4. Công chứng ở đâu? Chỉ trong tỉnh, thành nơi có đất!
Theo Điều 42 Luật Công chứng 2014:
Công chứng viên chỉ được công chứng bất động sản trong phạm vi tỉnh/thành phố nơi tổ chức hành nghề đặt trụ sở, trừ trường hợp công chứng di chúc, văn bản từ chối nhận di sản là bất động sản và văn bản ủy quyền liên quan đến việc thực hiện các quyền đối với bất động sản.
Ví dụ: Nhà đất ở Thanh Hóa thì không thể công chứng tại văn phòng đặt tại TP.HCM.
5. Nơi được phép chứng thực hợp đồng mua bán đất
Theo Nghị định 23/2015/NĐ-CP:
- Chứng thực hợp đồng mua bán đất tại UBND xã, phường, thị trấn nơi có bất động sản.
- Đây là lựa chọn thuận tiện, tiết kiệm chi phí hơn công chứng, nhưng có giá trị pháp lý ngang nhau khi sang tên.
6. Thành viên gia đình có phải có mặt khi công chứng?
Nếu đất thuộc cá nhân, chỉ người đứng tên sổ cần tham gia hoặc ủy quyền.
Nếu đất thuộc hộ gia đình:
→ Theo điểm b khoản 2 Điều 27 Luật Đất đai 2024, cần sự đồng ý của các thành viên có chung quyền sử dụng đất.
-> Có thể ủy quyền bằng văn bản nếu không có mặt đầy đủ.
7. Ai là người nộp phí công chứng?
Theo Điều 66 Luật Công chứng 2014 thì "Người yêu cầu công chứng phải nộp phí."
Thực tế: Hai bên có thể thỏa thuận chia đôi hoặc bên mua chịu – điều này nên ghi rõ trong hợp đồng mua bán.
Việc công chứng hợp đồng mua bán nhà đất không chỉ là thủ tục bắt buộc để sang tên, mà còn là “hàng rào pháp lý” bảo vệ quyền lợi của cả bên mua và bên bán.